Những câu chuyện cảm động, hài hước về CHA
16/06/2019Những mẩu chuyện cực ngắn
29/07/2019Bạn sắp sửa đọc những dòng tâm sự của một gái gốc Á kể về những cảm xúc cô gặp phải ở độ tuổi thanh thiếu niên. Cô gái phải chịu áp lực từ chính những người thương yêu nhất: bố mẹ. Tình thương khi quá đà lại trở thành cản trở cho sự phát triển.
Những dòng tâm sự này khi được đăng lên nhóm Facebook có tên Subtle Asian Traits, mặc dù ẩn danh, nhưng đã nhận được sự đồng cảm vả lởi khuyên của cộng đồng.
Tôi chưa từng nghĩ rằng khi tôi viết về những cảm xúc cô đơn trên phương tiện truyền thông xã hội, tôi lại nhận được sự đồng thanh tương ứng từ nhiều bạn bè khắp nơi trên thế giới. Họ cho tôi lời khuyên. Họ muốn kết giao với tôi. Và họ cũng có cùng một cung bậc cảm xúc như tôi. Mình viết:
Mình thật sự đang rất cần lời khuyên! Mình cảm thấy lạc lối, không biết làm gì.
Câu chuyện là cha mẹ mình quá áp bức cũng như quá bảo vệ mình. Mình thậm chí không được phép đến nhà bạn bè hồi còn nhỏ…”
Mình là người Úc gốc Hoa. Mình có cảm giác hình như bố mẹ mình mặc cảm là dân nhập cư nên cha mẹ mình cực kỳ nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái, đặc biệt là con gái.
Mình yêu bố mẹ nhưng mình nghĩ chính điều này tác động đến con người sau này mình trưởng thành. Mình hay mắc cở, sống nội tâm và không biết cách giữ tình bạn lâu dài.
Mình cô đơn trong độ tuổi dậy thì và thậm chí bây giờ càng cô đơn hơn vì rất khó cho mình kết giao bạn bè khi đã trưởng thành trong khi những người mình biết đều có nhiều bạn bè.
Mình rất muốn có bạn!
Năm ngoái, mình rời khỏi nhà bố mẹ nhưng thiệt lòng mình biết rất ít về thế giới xung quanh và mọi sự như thế nào, hay làm thế nào “giao tiếp” nơi công sở hay khi hẹn hò cũng như trong cuộc sống xã hội.
Mình cảm thấy về mặt tinh thần mình như đứa trẻ con.
Mình sẽ sớm bước qua tuổi 25. Mình có cảm giác như con bướm vừa phá vỡ vỏ kén. Mình muốn thay đổi. Thay đổi thực sự. Nhưng mình không biết bắt đầu từ đâu.
Mãi đến khi đã rời nhà bố mẹ mình mới không còn phải giữ giới nghiêm là 9 giờ tối. Luôn có những câu hỏi đặt ra cho mình, “Con sẽ đi chơi với ai? Làm thế nào con đi tới đó được? Ai sẽ đón con?”
Mẹ mình sẽ tạm biệt mình ở cửa bằng câu nói, “Nhớ về trước 9 giờ nếu không mẹ gọi cảnh sát đấy.”
Khi gần tới giờ giới nghiêm, mẹ gửi cho mình cả một đống tin nhắn. Đồng thời, bố mình gửi thư điện tử. Nhưng ai đi chơi mà kiểm tra hộp thư bao giờ nên mãi hôm sau mình mới thấy thư của bố.
Bố thường viết như thế này, “Tại sao chưa về thế!” Khi bố dùng dấu chấm than, mình biết bố đang rất giận. Còn không bố sẽ viết nhẹ nhàng hơn, “Bữa tối đã dọn xong.”
Năm mình 21 tuổi, bố mẹ thực sự đã gọi cảnh sát. Mình chuyển từ Canberra đến Sydney để thực tập trong ba tháng. Bố mẹ mình buộc mình phải ở chung nhà với bạn của bố mẹ. Họ sẽ giám sát việc đi về của mình.
Ngày cuối cùng thực tập, chúng mình đã tổ chức ăn tiệc nhưng bạn của bố mẹ chờ thấy lâu và gọi điện thoại cho bố mẹ của mình.
Bố và mẹ liên tục gửi tin nhắn cho mình. “Tại sao con chưa về nhà? Con phải về nhà ngay lập tức.” Mình trả lời cho bố mẹ là mình đang dự tiệc tại công ty. Mặc dù bữa tiệc rất ồn nhưng bố mẹ không ngừng gọi cho mình.
Rồi mình buộc phải nghe điện thoại và tiếng mẹ mình hét lên, “Làm sao bố mẹ biết được con không phải là con tin và kẻ bắt cóc đang nhắn tin thay cho con?” Mặc dù mình nói mình không sao nhưng mẹ vẫn hét lên, “Trời ại, ai đó đã bắt cóc con rồi.”
Đó là những gì mình nghe thấy khi mẹ trong cơn giận dữ nhất. Bố mẹ gọi điện thoại cho cảnh sát nhưng cảnh sát nói họ không thể làm gì vì mình đã 21 tuổi!
Giao thừa năm ngoái mình đi chơi cho đến 1 giờ đêm và bố mẹ cũng làm điều tương tự: dọa gọi cảnh sát. Bố mẹ tìm mọi cách liên hệ những ai mà bố mẹ biết có thể mình đang ở cùng với họ. Mình thật buồn vì rất hiếm khi mình ra ngoài dự tiệc và mình không thể tận hưởng một bữa tiệc nào vì bố mẹ mình gọi điện thoại cho mình suốt.
Mình đã quá lớn để chịu đựng điều này xảy ra mãi.
Mình nghĩ thái độ của bố mẹ chắc hẳn góp phần ngăn mình nuôi dưỡng một tình bạn thân thiết.
Thời cấp 1 bố mẹ không cho mình sang nhà bạn học chơi vì bố mẹ cho rằng con gái không nên ra ngoài – con gái ra ngoài chỉ là đồ con gái hư.
Bố mẹ nắm rõ từng chi tiết những bạn học trong lớp của mình. Bố mẹ tin tưởng cho phép mình chơi với một bạn gái gốc Việt vì bố mẹ mình biết rõ bố mẹ bạn ấy. Mình cũng có một bạn gái người Ly băng vì bố mẹ thấy bạn ấy học học rất giỏi. Tất cả bạn của mình đều là bạn gái.
Năm mình 13 tuổi, bố mẹ theo dõi tất cả những ai mình nói chuyện trực tuyến. Bố mẹ rà soát toàn bộ thư điện tử của mình và xóa sạch hàng trăm lá thư những người đó gửi.
Năm mình 15 tuổi, mẹ mình vẫn cầm tay dắt mình qua đường.
Bố mẹ mình kiểm soát tất cả mọi người trong gia đình
Không chỉ mình, người anh cả của mình cũng chịu ảnh hưởng bởi thái độ của bố mẹ mình. Anh ấy gần 30 tuổi và chưa từng có công ăn việc làm. Anh ấy chưa từng rời nhà. Anh ấy chơi trò chơi cả ngày.
Anh ấy trách cứ bố mẹ mình vì là con cả, anh ấy phải chịu gánh nặng của sự kỳ vọng từ bố mẹ. Anh ấy từng đạt 96/100 điểm nhưng vẫn bị rầy vì học không giỏi. Anh ấy học trường đại học nổi tiếng và có bằng thạc sỹ nhưng anh ấy lại quá tự phụ để chấp nhận một công việc hành chính với đồng lương ít ỏi. Và mẹ mình lại khuyến khích thái độ này của anh ấy. Bố mình cố gắng tìm cho anh ấy một công việc – từ lái xe nâng, bán hàng hoặc bán thức ăn nhanh – nhưng mẹ đều gạt đi vì “Nó có bằng thạc sỹ cơ mà!” Mẹ thà để anh ấy phụ thuộc vào bố mẹ còn hơn. Mặc dù, anh ấy đã 29 tuổi.
Anh ấy không biết cách chối từ và không đủ khả năng giao tiếp với thế giới xung quanh.
Nghe có vẻ ngược đời nhưng giả dụ bố mẹ mình đi chơi, họ sẽ mang anh ấy theo. Anh ấy vĩnh viễn chỉ là một đứa trẻ con.
Người anh thứ hai của mình học không giỏi vì thế anh ấy không phải chịu nhiều áp lực. Anh ấy không học đại học, đi làm từ năm 16 tuổi và giờ kiếm được mức lương trên trung bình trong vai trò là nhà phân tích tài chính. Năm nay anh ấy 27 tuổi và không gần gũi bố mẹ mình cho lắm.
Em gái mình là con út nhưng nó rất giỏi lấy lòng bố mẹ. Nó biết cách nói dối giỏi đến mức mẹ mình ít kiểm soát nó hơn mình. Nó ngày càng giỏi nói dối vì nó hiểu cách bố mẹ mình xử với con cái.
Một ngày nọ, mình hỏi mẹ mình, “Khi nào mẹ mới thôi giám sát con vậy?”
Mẹ đáp: “Dù con có hơn 40 tuổi thì mẹ vẫn làm thế.” Mẹ mình nói rất nghiêm túc. Mẹ cứ nghĩ rằng mình ở vậy đến suốt đời.
Xem phim ảnh, mình thấy các cô gái thường có các nhóm hỗ trở để trao đổi về công việc hay hẹn hò hay tìm lời khuyên. Giả như mình có bạn bè như thế, mình nghĩ mình sẽ không mắc phải những sai lầm trong các mối quan hệ nam nữ.
Kể từ ngày mình đăng bài viết trong nhóm Facebook, rất nhiều người viết thư cho mình và mình cũng nhanh chóng hồi âm nhanh hết sức có thể. Mình không biết phải diễn tả cảm xúc này nó tuyệt vời ra sao.
Có một chàng trai kể rằng bố em ̣bạn ấy cũng quá nghiêm khắc, nên bạn ấy nổi loại. Bạn ấy đi ra ngoài sống và trải nghiệm tất cả những gì bạn ấy bỏ lỡ – ma tuý, rượu, tình một đêm. Chúng mình nói nhiều là cảm xúc vô vọng trong đời. Chúng mình trao đổi qua điện thoại hai giờ liền. Mình nghĩ bạn ấy là một người hướng dẫn giỏi.
Nhiều người khuyến khích đọc sách – các sách dạy về cuộc sống và tiểu thuyết. Mình có rất nhiều miếng giấy ghi lại những lời khuyên của người khác.
Mình tìm thấy một lời khuyên hữu ích, hãy đi khám ở một bác sỹ tâm thần và kệ những lời chê bai về việc kể cho ai khác về bệnh tâm thần của mình.
Cũng có người cho mình lời khuyên về sở tthích, rồi tình bạn từ đó tiến bộ. Mặc dù không dễ dàng gì.
Hồi còn nhỏ, mình thích chơi piano và vẽ tranh và mình cũng thích thêu thùa… nhưng đó hầu như là những hoạt động biêt lập.
Mình cũng thích chơi trò chơi điện tử nhưng người khuyên khuyên mình nên chơi cùng đó. Người nữa khuyên mình chơi thể thao.
Mình ước được cùng ai đó đi du lịch. Mình thích du lịch nước ngoài.
Mình biết mình phải bước ra khỏi vùng an toàn. Mục tiêu tối hậu của mình là sống hạnh phúc nhưng nó khá trừu tượng và khó thưc ̣ hiện. Nếu mục tiêu của mình là vượt qua thử thách, thì khi vượt qua mình cũng thấy hạnh phúc. Như thế dễ đạt được hạnh phúc hơn.
Hoàng Nguyễn chuyển ngữ từ BBC
Hãy chia sẻ để yêu thương lan tỏa!