14 đoạn Kinh Thánh Doanh nhân Công giáo nên nhớ
26/05/2017Thư gửi vợ tương lai
07/06/2017– Lời tự thú của một “Yes Man”
Câu chuyện của chúng tôi hơi dài nhưng là bài học đáng để bạn kiên nhẫn đọc hết.
Nhớ lại ngày tôi và vợ tôi bước ra kinh doanh trực tuyến với thái độ “bất chấp”. Chúng tôi đã vô cùng hào hứng. Chúng tôi ở trong tâm thế kiếm tiền “online” bằng mọi giá miễn khách hàng hài lòng.
Thật ra điều này không phải là thái độ sai. Nhưng nó khiến chúng tôi mất quá nhiều thời gian dành cho việc kinh doanh. Bước đầu kinh doanh trực tuyến chúng tôi nghĩ mình phải bằng mọi giá làm hài lòng từng khách hàng một.
Chúng tôi đáp ứng từng yêu cầu nhỏ nhất, đặc biệt nhất và kể cả yêu cầu này không mang lại giá trị lâu bền cho việc kinh doanh.
Việc muốn kiếm tiền nhanh chóng tựa như nghiện thuốc phiện. Chúng tôi lo sợ quá mức rằng chúng tôi sẽ để lỡ mất một khách hàng tiềm năng nào đó. Chúng tôi không lượng giá hết thời gian và công sức chúng tôi bỏ ra để chiều lòng ý khách hàng.
Khách hàng giàu có
Có lẽ đến chết tôi cũng không quên khách hàng tiềm năng sộp nhất đầu tiên của chúng tôi. Tên bà là Anita. Bà đang muốn giúp con gái cưng của bà tổ chức một lễ cưới linh đình trong năm tới.
Tôi còn nhớ như in ngay khi nói chuyện qua điện thoại, tôi đã tin mình sắp câu được một con cá thật bự. Tôi nói với vợ, đây là khách hàng cực giàu chứ chẳng chơi. Vì bà nói bà sẵn sàng tổ chức lễ cưới cho con gái thật hoành tráng dù có tốn kém đến đâu.
Bà kể cho chúng tôi rằng bà tìm thấy trang web của chúng tôi qua đường link quảng cáo và muốn đặt những chiếc khăn đặc biệt. Trên mỗi chiếc khăn sẽ để tên khách mời và dùng để gói thiệp cưới bên trong. Đây là một ý tưởng lạ và tuyệt vời. Tổng giá trị đơn hàng lên tới 2500 Mỹ kim – một đơn hàng lớn nhất của chúng tôi tính đến nay.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Anita không hài bất cứ mẫu thêu nào hiện có của chúng tôi. Bà muốn có một thứ gì đó mang tính đặc thù hơn được thêu trên mỗi chiếc khăn. Bà muốn xem thử mẫu của chúng tôi trước khi đặt hàng.
Sau khi nghe qua yêu cầu của bà, vợ chồng chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng yêu cầu và đồng ý giúp bà. Bước đầu, có vẻ như Anita là quý bà dễ chịu.
Thực tế Anita, tuy dễ thương, nhưng bà thực sự không hiểu chính bà muốn điều gì sẽ được thêu trên chiếc khăn. Mấu chốt vấn đề ở đây. Bất chấp mọi nỗ lực của chúng tôi, bà dường như vẫn không hài lòng.
Bà sửa cái này một chút, cái kia một ít. Mỗi lần hiệu chỉnh lại mất hàng giờ để thực hiện mẫu thêu. Nhưng rõ ràng bà không thất vọng và chúng tôi chẳng vui vẻ gì.
Việc thực hiện mẫu thêu theo ý Anita không chỉ phung phí thời gian mà chúng tôi còn bỏ mặc tất cả các đơn hàng khác của chúng tôi. Ý tưởng ban đầu của chúng tôi về kinh doanh trực tuyến là cố gắng tự động hóa quy trình hết sức có thể. Các đơn hàng theo dự kiến sẽ dựa trên các mẫu thêu chúng tôi đưa lên trang web và phần chúng tôi là thực hiện mẫu thêu đã có.
Cuối cùng chúng tôi quyết định từ chối tiếp tục thực hiện mẫu thêu của Anina. Kết quả là gì? Chúng tôi mất trọn một tháng với bao công sức và không hề thu được một đồng cắc nào.
Đơn hàng đặc biệt
Một trong những chiến lược mà vợ chồng chúng tôi đưa ra là cộng tác với các nhà tổ chức tiệc cưới. Chúng tôi dự định cộng tác với nhiều nhà tổ chức để duy trì việc kinh doanh ổn định.
Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để đáp ứng hết sức có thể yêu cầu nhà tổ chức khi họ đặt hàng chúng tôi.
Một lần nọ, có nhà tổ chức muốn đặt 500 chiếc khăn ăn tiệc thêu hoa hồng và phải đáp ứng trong thời gian cực ngắn: hai tuần. Vấn đề nằm ở chỗ chúng tôi không còn đủ khăn ăn để đáp ứng. Trong khi đối tác cung cấp khăn ăn của chúng tôi ở nước ngoài. Các sản phẩm của chúng tôi đều là sản phẩm làm theo đơn đặt hàng. Để đáp ứng nhu cầu nhà tổ chức, chúng tôi buộc phải trả thêm tiền cho đối tác cung cấp khăn ăn.
Theo quy định, chúng tôi không bao giờ nhận đơn hàng nhiều như thế mà không có tiền đặt cọc. Nhưng vì nhà tổ chức đảm bảo cô ấy sẽ mua tất cả sản phẩm của chúng tôi và chỉ đang chờ khách hàng của phê duyệt.
Vì thời gian có hạn nên chúng tôi quyết định đặt hàng nhà cung cấp trước khi khách hàng của nhà tổ chức tiệc cưới phê duyệt. Hàng ngàn đô la đã được chi trả cho nhà cung cấp.
Cuối cùng nhà tổ chức cũng nhận được sự đồng ý từ khách hàng nhưng đơn hàng lại quá ít so với đơn hàng nhà tổ chức đặt lúc đầu.
Lý do là khách hàng muốn giảm chi tiêu và cắt bỏ hơn một nửa danh sách khách mời của họ. Kết cục, chúng tôi chỉ nhận được số tiền bằng 40% đơn hàng lúc đầu. Hơn thế nữa, chúng tôi còn phải gánh số khăn ăn tồn kho.
Phương thức giao hàng đặc biệt
Vợ chúng tôi thường thông cảm với những cô dâu khó khăn về ngân sách. Bất cứ khi nào chúng tôi nhận được đơn hàng kèm theo là những giọt nước mắt từ những cô dâu là chúng tôi dễ dàng sẵn lòng giúp họ.
Theo chính sách mua hàng, chúng tôi nhận đơn hàng trong khu vực chỉ mất 10 đến 15 phút giao hàng. Một lần nọ, một khách hàng đặt đơn hàng trực tuyết và sau đó gọi cho chúng tôi nài nỉ cho phép cô ấy mua khăn lót bàn tại nhà kho chúng tôi ngày hôm sau.
Theo quy định, chúng tôi không cho phép khách hàng thăm nhà kho của chúng tôi. Chúng tôi thực ra không có nhà kho theo đúng nghĩa đen của từ này. Chúng tôi thường giao hàng cho khách theo địa chỉ hoặc nếu khách không bằng lòng chúng tôi buộc phải hủy đơn hàng.
Nhưng có lẽ hoặc vì cô ấy khóc trên điện thoại hoặc cũng có thể đơn hàng cô ấy đặt đơn hàng khá nhiều khăn lót bên nên vợ chồng chúng tôi quyết định tự mình giao tận nhà cho cô ấy.
Vì vừa khóc vừa vội nên cô ấy ghi sai địa chỉ. Vợ chồng chúng tôi dùng mọi cách kể cả bản đồ của Google vẫn không thể nào tìm ra nhà cô ấy. Gọi điện thoại cô ấy không nhấc máy. Chúng tôi thậm chí cố gắng tìm ra địa chỉ chú rể để có thể qua đó tìm ra nhà cô ấy. Nhưng mọi nỗ lực vô ích. Chúng tôi mất cả ngày trời cũng không thể tìm ra địa chỉ nhà cô dâu.
Kinh nghiệm rút ra
Sau những tình huống kể trên vợ chồng chúng tôi quyết định học cách nói không, hay nói khác đi học cách từ chối những đơn hàng quá mất nhiều thời gian và công sức nhưng giá trị không tương xứng. Khi học nói không trong những tình huống nói trên sẽ giúp chúng tôi tập trung tốt hơn vào công việc kinh doanh.
Mỗi khi nhận đơn hàng đặc thù, chúng tôi tự hỏi: liệu đơn hàng có mang lại giá trị lâu dài cho việc kinh doanh không? Liệu đơn hàng này có thực sự làm tăng doanh số không? Liệu công sức và thời gian bỏ ra có sức với giá trị đơn hàng không? Và khi nhận đơn hàng đặc thù có làm cho chúng tôi bỏ bê các đơn hàng khác không?
Từ một người luôn nói “có” trong mọi tình huống, tôi và vợ tôi tập từ chối, tập thêm từ “không” vào từ vựng kinh doanh của chúng tôi.
Có một điều chúng ta thường bỏ qua là giá trị thời gian chúng ta dành cho công việc.
Càng sớm nhận ra chân lý này, chúng ta càng có thể tập trung nỗ lực vào những điều cốt lõi mang lại giá trị tương xứng hơn.
Hoàng Nguyễn lược dịch mywifequitethejob.com