Tâm sự của một cô gái gốc Á khi bố mẹ kiểm soát con quá chặt chẽ
11/07/2019101 lời khuyên của thầy giáo tâm lý học
03/08/2019Lời thề hứa lần thứ hai
Cách đây 50 năm, Sue và tôi cưới nhau vội vã để tránh những điều tiếng cho Sue vì nàng đã mang thai. Hôn lễ chỉ là hình ảnh nhạt nhòa nhưng lời thề “cho đến khi cái chết chia lìa hai ta” lại là khoẳng khắc khó phai. Năm năm sau chúng tôi có hai đứa con và mang nhau ra tòa li dị.
Cách đây vài tháng, tôi được chẩn đoán chỉ có thể sống được một hay hai năm nữa. Tôi kể cho Sue. Nàng đề nghị được phép chăm sóc tôi. Tháng cuối đời, chúng tôi tái hôn. Chứng nhân cho hôn lễ chúng tôi là cô con gái của cả hai. Chúng tôi một lần nữa tuyên thệ, “cho đến khi cái chết chia lìa hai ta”.
— Rodney Santos
Anh ấy luôn quỳ gối xin lỗi
Chúng tôi cưới nhau được năm năm và có với nhau hai đứa con. Chúng tôi rất ít khi tranh cãi. Nhưng giả như chúng tôi tranh cãi ngoài công cộng như ngoài đường hay trong nhà hàng, Paul luôn quỳ gối một chân, nắm lấy yay tôi, nhìn tôi âu yếm và hỏi, “Em có đồng ý tha thứ cho anh chứ?” Tiếng còi xe inh ỏi, mọi người nhìn vào và nhân viên bồi bàn bắt đầu dọn tráng miệng, tất cả nhắc tôi lý do nói lời đồng ý lần đầu tiên của chúng tôi.
Và một lần nữa, tôi trả lời, em đồng ý.
— Lauren Gray
Em chọn nuôi bố
Tôi gặp bố của bạn trai tôi tại bữa tiệc gia đình bên chồng; chúng tôi ngồi ở một góc, lặng lẽ. Bạn trai tôi tự hỏi chúng tôi nên nói về chủ đề gìChào từ giã bố của bạn trai tôi, tôi nghĩ, “Chẳng bao lâu tôi sẽ cưới con ông đấy.” Và tôi đã cưới. Khi bố chồng tôi về hưu, chúng tôi thi thoảng cùng nhau dùng bữa sáng. Rồi hàng tháng. Tôi kể ông nghe về những mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân. Ông nắm lấy tay tôi. Cách đây hai năm chúng tôi ly thân, chồng cũ tôi nói, “Đừng lo, anh sẽ không xen vào chuyện giữa em và bố anh.” “Anh hiểu sai rồi,” tôi đáp. “Em chọn bố khi li dị. Anh có thể ghé thăm bố”.
— Alia Covel
“Bước đi nhỏ của một con người nhưng là bước tiến vĩ đại của cả loài người”
Nếu không có cuộc đổ bộ lên mặt trăng thì không có câu chuyện tình lãng mạn của chúng tôi. Tôi là một đầu bếp món Scottland tại một nhà hàng nhỏ ở Glasgow. Tại đây tôi gặp Peter, một sinh viên thần học Hoa Kỳ tình nguyện làm việc mùa hè. Ngày 20/7/1969, khi Neil Armstrong bước đi trên mặt trăng, tôi dọn món súp, Tôi cho rằng chuyến đi lên mặt trăng là phí tiền. Peter cãi lại đó là thành tựu để đời. Tranh cãi qua lại, chúng tôi nhận ra cả hai bị thu hút lẫn nhau trong cuộc tranh cãi. Năm mươi năm trôi qua, chúng tôi vẫn tranh cãi về việc khám phá không gian nhưng chúng tôi vẫn cùng nhau mừng cái ngày đáng nhớ đó, ngày mặt trăng đem chúng tôi về cùng một quỹ đạo.
— Jenny Fleming-Ives
Chạy quanh hồ nước một mình
Chúng tôi là hai gã sống ngoại ô thành phố. Chúng tôi yêu nhau. Tôi chọn học trong thành phố để gần cậu ấy. Sau đó cậu ấy dọn về ở chung căn hộ với tôi. Hầu như tối nào chúng tôi cũng làm một vòng quanh hồ nước tại công viên thành phố, lắng nghe tiếng sỏi reo dưới chân. Nhưng hạnh phúc chỉ là vắn vỏi, chúng tôi cảm thấy khó khăn để tìm được bầu khí bình an trong căn hộ chật chột. Giờ chỉ còn mình tôi đi bộ quanh hồ nước, mong nghe được tiếng sỏi reo dưới chân cậu ấy như thể cậu ấy ôm lấy người tôi.
— Jared Hirsch
Có lẽ ngừng lại là một điều tốt
Có lẽ chàng không yêu tôi từ thuở ban đầu. Có lẽ tôi không nên chấp nhận nhẫn đính hôn của mẹ chàng để lại. Có lẽ chàng không có ý gì cả khi giữ tôi ở bên cạnh Có lẽ tôi mong chờ quá nhiều nơi chàng. Có lẽ chúng tôi không mua căn nhà đó, xây nhà kho, chăn sóc gà và cừu, vườn hồng và những cây mâm xôi quá cẩn thận. Có lẽ chúng tôi không nên dọn đến Ấn Độ. Có lẽ tôi đã không nên nhờ chàng chăm sóc mẹ tôi. Có lẽ chàng nên khác lạ. Có lẽ tôi nên khác lạ. Có lẽ không. Mà cũng có lẽ có.
— Judith Edmister
Lời cầu hôn giữa tro tàn
Căn chòi nhỏ bên sông của chúng tôi bắt lửa. Sở cứu hỏa thì quá xa, nên chúng tôi dùng vòi nước trong vườn để dập lửa. Sau nhiều giờ, lửa tắt, chúng tôi thiếp đi giữa những bức tường cháy đen và mùi khét lẹt của đồ đạc cháy. Sáng hôm sau, khi đang dọn dẹp trong nhà bếp, người yêu tôi bước vào, dùng muội than viết lên tường, “Em lấy anh nhé?” Tôi bật khóc và viết kế bên, “Vâng!”
— Gita Maritzer Smith
“Anh biết em là ai”
Tôi lớn hơn chồng tôi những 25 tuổi. Cả hai chúng tôi đều sinh vào tháng 7. Tôi 75 tuổi còn chồng tôi chỉ 50 tuổi. Chúng tôi mừng sinh nhật chung và gọi là sinh nhật 125 tuổi. Bạn bè đến chúc mừng. Nhìn vào gương, tôi thấy buồn vì những nếp nhăn thời gian hằn rõ trên mặt. Tôi nói với Deji, chồng tôi, “Em còn không biết em là ai nữa rồi. Em không nhận ra chính mình.” Chồng tôi đáp, “Đừng lo, Gerri, điều quan trọng là anh biết em là ai.”
— Gerri Caldarola
Hoàng Nguyễn dịch từ trang điện tử New York TImes
Hãy chia sẻ để yêu thương lan tỏa